Bảo Hiểm ACE :
Bài Mới »
Bagikan kepada teman!

Nhỏ thuốc kháng sinh “dự phòng”, không tránh được đau mắt đỏ

Chưa năm nào, dịch đau mắt đỏ lại lan rộng ở nhiều dịa phương trong cả nước như năm nay. Lo sợ bị đau mắt đỏ, nhiều gia đình mua sẵn cả kháng sinh “dự phòng” nhưng đau vẫn hoàn đau. Người đeo kính đen vào hàng quán, nơi tập thể thì bị “kỳ thị”.

“Bị đuổi từ cơ quan đến… bệnh viện”!
Không may bị mọc lẹo mắt đúng thời điểm “nhạy cảm” là vụ dịch đau mắt đỏ đang hoành hành, cô phóng viên trẻ M.D của truyền hình Thông tấn xã Việt Nam gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười chỉ vì cái kính đen.
“Vừa lên đến cơ quan đã bị “đuổi”. Đến bệnh viện nhân sự kiện quan trọng, mọi người cũng nửa đùa nửa thật: “Đau mắt à, về đi” mặc mình giải thích, đến mức phải gỡ kính để mọi người nhìn thấy cái lẹo to đùng ở mắt mới yên tâm làm việc, không thì ai cũng tranh tránh. Ở cơ quan đã vậy, về nhà còn khổ hơn bởi cậu con trai đang tuổi rong chơi, thường ngày vẫn quen được bà bế sang nhà hàng xóm chơi với bạn bè. Thế mà mẹ bạn nào đó “tia” thấy mình đeo kính đen trong cuộc họp phát trên truyền hình đã lập tức “loan báo”, thế nên ở nhà, cu cậu đến nhà ai cũng trong tình cảnh em đứng trong song sắt, anh đứng ngoài song sắt trò chuyện, chứ không được vồn vã như mọi ngày”, D tâm sự.
Cũng khăng khăng con bị lây đau mắt đỏ từ cái “vuốt má” của con hàng xóm bị đau mắt vào má con trai mình, nên anh Phạm Cường ở Thái Thịnh, Hà Nội kiên quyết giữ cô con gái út trong tình trạng gần như giam lỏng trong phòng, ko dám cho tiếp xúc với anh. Cô em thì quấn anh, cứ nhìn thấy anh là chỉ trực lao tới ôm, chơi đùa, bị bố mẹ ngăn cản thì lăn ra khóc. Vợ chồng anh cũng phải phân công nhiệm vụ, mẹ phụ trách con gái, bố phụ trách con giai bị bệnh, cách ly cả tuần nhưng cuối cùng vẫn phải “di cư” hai mẹ con về ngoại vì rất khó cách ly khi ở cùng một nhà. “Chỉ vì con đau mà bố mẹ cũng bị xa cách. Rồi thằng con vừa vào lớp 1 đã phải nghỉ cả tuần, không biết sẽ theo lại các bạn như thế nào. Mong cái mắt mau khỏi bố mẹ mới được gần nhau, con đỡ khổ”, anh Cường chia sẻ.
“Nhà mình thì chỉ có 2 vợ chồng với đứa con, mẹ bị đau mắt đỏ nhưng chẳng thể trốn cách ly con được, đành đeo kính đen, đeo khẩu trang, rửa tay trước khi tiếp xúc với con. Nhưng bộ dạng ấy lại khiến cu cậu khóc thét vì sợ, vẫn phải cố nựng con qua khẩu trang, qua kính râm để không bị lây lan cho con. Nghĩ cảnh tối đi ngủ bố mẹ mỗi người đeo một khẩu trang vẫn thấy buồn cười. Chỉ vì cặp kính đen mà hàng xóm, người thân bỗng giữ khoảng cách hẳn”, chị Huyền (Xa La, Hà Đông) tâm sự.
Còn với chị Hà (Vĩnh Tuy, Hà Nội), khi hai mẹ con chị đeo kính râm đi dạo phố, ngồi cafe, không biết bao người hỏi han, “up” ảnh trên face, hàng trăm bạn bè chia sẻ, động viên hai mẹ con cố gắng nhanh khỏi đau mắt đỏ. “Trời ạ, hai mẹ con thời trang thế, ngày thường vẫn đeo kính màu như bình thường, không ai thắc mắc. Thế mà lần này, vừa up lên thì bạn bè chia sẻ, gọi điện ầm ầm, kể lể nỗi khổ đau mắt đỏ”, chị Hà nói.
Đắt hàng thuốc nhỏ mắt
Chưa năm nào, số người mắc đau mắt đỏ lại tăng cao như năm nay, diễn ra ở khắp các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tuy không gây những biểu hiện nặng nề, nhưng đau mắt đỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Không ít người phải nghỉ học, nghỉ làm vì đau mắt đỏ, kéo theo một loạt những ảnh hưởng, rắc rối cho công việc, học tập hàng ngày. Lo sợ bị đau mắt đỏ, nhiều người đã tự mua các loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt, đều đặn nhỏ hàng ngày cho các thành viên trong gia đình để phòng đau mắt đỏ. Thế nhưng, nhiều người trong đó vẫn “dính” mắt đỏ như thường.
Chị Hậu, nhân viên của hàng thuốc trên phố Hào Nam cho biết, thời điểm này, thuốc đắt hàng nhất tại cửa hàng chị là nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt kháng sinh phổ rộng. Bản thân chị cũng khuyên mọi người chỉ nhỏ muối sinh lý hàng ngày khi đi đường bụi bặm nhưng nhiều người vẫn khăng khăng mua luôn thuốc nhỏ để phòng bệnh.
Sức mua các loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt tăng cao đến mức trên thị trường có những lúc xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc điều trị. Trong khi đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định, có khoảng 200 đầu thuốc liên quan đến điều trị đau mắt đỏ đã được cấp phép lưu hành, đảm bảo đủ thuốc điều trị cho bệnh nhân.
BS Hoàng Cương, BV Mắt Trưng ương cho biết, không ít người bệnh đến khám, than đã mua thuốc nhỏ mắt dự phòng cho cả gia đình, mà vẫn bị đau mắt đỏ.
“Nhỏ thuốc kháng sinh để dự phòng đau mắt đỏ là không cần thiết, lãng phí và không hiệu quả. Bởi kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt vi rút đau mắt đỏ, nên dù có đang nhỏ mắt đều đặn thì vẫn bị nhiễm, lây vi rút như bình thường. Kháng sinh chỉ có tác dụng phòng bội nhiễm. Mắt đang bình thường, không bội nhiễm nhỏ thuốc vừa lích kích, vừa lãng phí. Chưa kể đến khi bội nhiễm thật, việc dùng lại kháng sinh có thể không hiệu quả vì nhờn thuốc”, BS Cương cảnh báo.
Theo BS Cương, vì đau mắt đỏ biểu hiện rầm rộ là mắt đỏ, sưng húp, ken đặc dử mắt, chảy nước mắt… nên mọi người đều rất sợ bị lây. Trong thực tế, đau mắt đỏ cũng như các bệnh hô hấp khác, dễ lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua tay, lây qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, bát ăn, cốc uống… Đáng sợ nhất là giai đoạn ủ bệnh bởi tốc độ lây truyền nhanh nhất cũng là ở giai đoạn này. Mọi người cần thực hiện triệt để vệ sinh bàn tay thường xuyên (kể cả sau khi vệ sinh mắt, trước khi ăn…), tránh đưa tay rụi mắt, phòng tiếp xúc gần là hoàn toàn có thể phòng ngừa.
Theo báo cáo giám sát của các đơn vị y tế từ đầu tháng 9-2013 đến nay tại nhiều địa phương trong cả nước ghi nhận số người mắc bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) do vi rút tăng so với các tháng 7, 8- 2013, đặc biệt số mắc cao tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định.
Trước diễn biến phức tạp của dịch đau mắt đỏ ngày 3/10 Bộ Y tế đã có công diện gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phòng chống bệnh dịch đau mắt đỏ. Theo đó, yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ để người dân hiểu được nguyên nhân, đường lây và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng.
Tú Anh
nhận xét | | Đọc thêm...

Cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi nhất

Viêm kết mạc cấp là bệnh viêm cấp tính của màng kết mạc tại mắt, theo cách gọi thông thường là bệnh đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ là cách gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc cấp


Hàng năm khi mùa hè đến tỷ lệ các bệnh do vi-rut tăng lên thì tỷ lệ viêm kết mạc cấp do vi-rut cũng tăng. Trong những đợt dịch bệnh này, công việc tại cơ quan, cũng như việc học tập của người bị bệnh đã phải gián đoạn hàng tháng để điều trị bệnh. Nếu không biết cách phòng tránh bệnh lây lan và điều trị thích hợp thì thời gian mắc bệnh sẽ kéo dài kèm theo là những tổn thương trên giác mạc gây giảm thị lực.

Không điều trị theo các phương pháp phản khoa học như đắp lá, xông nước lá trầu không...

Viêm kết mạc cấp có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường gặp nhất và tạo thành những đợt lây lan rộng trong cơ quan, trường học hoặc tại gia đình, đó là viêm kết mạc cấp tính do Adeno vi-rut. Loại vi-rut này gồm 47 chủng huyết thanh khác nhau, chia làm 6 nhóm nhỏ ký hiệu bằng chữ cái từ A đến F. Các chủng này được tìm thấy khắp mọi nơi trên thế giới và có thể gây bệnh cho đường hô hấp trên và cho mắt.

Để phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh VKM cấp do vi-rut chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh.

Dịch tễ học của bệnh

Theo thông kê của nước ngoài, tỷ lệ mắc bệnh VKM cấp khoảng 0,03 – 1,10 % trong tổng số toàn bộ dân số, nhưng trong các môi trường có sự tiếp xúc gần gũi giữa người có bệnh và người không có bệnh, như công sở, trường học thì tỷ lệ này tăng đột biến 10 – 32 %.

Đường lây lan bệnh có thể do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mắt thông qua khăn rửa mặt, quần áo, nước bể bơi hoặc lây qua tay người bệnh với người chưa mắc bệnh. Hơn nữa, trong môi trường bệnh viện, bác sỹ hoặc nhân viên y tế khám bệnh cho bệnh nhân có thể vô tình lây lan vi-rut gây bệnh qua các trang thiết bị khám bệnh. Trong phòng chờ của bệnh viện người nhà và các bệnh nhân có thể bị lây bệnh. Thời gian ủ bệnh VKM có thể từ 1 đến 2 tuần và thời gian người bệnh có thể lây cho người lành là từ 2 tuần trở lên.

Cách phòng tránh mắc bệnh và lây bệnh

Về mùa hè để tránh mắc các bệnh do vi-rut gây nên, tăng cường sức đề kháng bằng bổ sung vitamin C thông qua ăn uống các loại nước hoa quả như cam, chanh. Hàng ngày có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc kháng sinh nhẹ (Chloramphenicol 0,4%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường hoặc đi bơi về.

Tại công sở, trường học, gia đình, người bệnh tránh tiếp xúc gần gũi với người khác ít nhất trong vòng 2 tuần và chú ý sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Tại môi trường bệnh viện, nhân viên y tế chú ý rửa tay trước khi thăm khám cho bệnh nhân, các dụng cụ thăm khám bệnh phải được tiệt trùng theo qui định.

Các biểu hiện của bệnh – có thể bị 1 mắt hoặc 2 mắt

Dấu hiệu chủ quan

- Mắt đỏ

- Cộm mắt như có cát trong mắt

- Chói mắt

- Chảy nước mắt

- Nhiều rử mắt: Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy

- Đặc biệt thị lực không giảm ở giai đoạn đầu mắc bệnh

- Mi mắt có thể sưng nề và xung huyết

Khám mắt

- Kết mạc phù và xung huyết

- Phản ứng hột, nhú do viêm

- Có thể có hoặc không có xuất huyết kết mạc hay màng giả mạc

- Nhiều tiết tố trong túi kết mạc và ở bờ mi

Dấu hiệu toàn thân: Biểu hiện gần giống bệnh cúm do vi-rut

- Sốt nhẹ 37 – 38 độ C

- Viêm đường hô hấp trên: Ngứa họng, ho, hắt hơi

- Sưng hạch dưới hàm hoặc hạch trước tai

Giai đoạn có tổn thương giác mạc

- Dấu hiệu chủ quan nặng hơn: Kích thích chói, chảy nước mắt, co quắp mi, thị giảm tuy mức độ tổn thương trên giác mạc

- Khám mắt thấy tổn thương trên biểu mô giác mạc dạng chấm, thâm nhiễm dưới biểu mô. Cá biệt có trường hợp trợt giác mạc rộng

Thái độ xử trí và điều trị

Chế độ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc gần gũi với người xung quanh, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Khi có dấu hiệu của bệnh nên đi khám ngay, để được chẩn đoán xác định, điều trị đúng và kịp thời. Đặc biệt, khám bệnh cần thiết để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh nguy hiểm, nguy cơ giảm hoặc mất thị lực như viêm màng bồ đào, bệnh thiên đầu thống.

Sử dụng thuốc tra mắt dạng nước

- Nước mắt nhân tạo, dinh dưỡng kết – giác mạc, số lần từ 8 đến 10 lần/ngày

- Kháng sinh tra tại mắt như chloramphenicol 0,4%, tobramycine 0,3 %, số lần từ 2 đến 4 lần/ngày

Bổ sung vitamin C theo đường uống hoặc uống nước cam, nước chanh

Chú ý không điều trị theo các phương pháp phản khoa học như đắp lá, xông nước lá trầu không. Các phương pháp này dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng mắt do sức nóng, làm cho tính chất bệnh càng phức tạp, khó điều trị hơn.

Bs.ThS.Vũ Thị Tuệ Khanh
Khoa Kết – Giác mạc/ Bệnh viện Mắt Trung ương
nhận xét | | Đọc thêm...

Thuốc nào giảm đau trĩ cấp?

Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này người bệnh phải sử dụng đến một số thuốc.

Tại sao lại đau cấp?
Có hai bệnh điển hình gây ra cơn đau cấp ở hậu môn trực tràng đó là bệnh trĩ và bệnh nứt kẽ hậu môn. Bệnh trĩ là bệnh xuất hiện một búi tĩnh mạch giãn ở hậu môn. Còn bệnh nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn bị nứt, rách thành từng đường nứt, kẽ sâu vào trong hậu môn. Cả hai bệnh này đều gây đau rát dữ dội.

Lý do đau là vì cơ vòng ở hậu môn co thắt mạnh và thứ hai là do hậu môn bị viêm mạnh. Cơ hậu môn co thắt làm cho các tổ chức viêm của hậu môn, các tổ chức tổn thương bị co bóp, đè ép mạnh nên gây ra đau điển hình. Hậu môn lại là nơi dễ nhiễm bẩn. Chính vì thế viêm rất dễ xảy ra và viêm mạnh. Cả hai yếu tố này đều gây ra cơn đau. Đặc biệt cơn đau còn rõ ràng hơn và nặng nề hơn khi người bệnh vừa trải qua xét nghiệm soi trực tràng, thăm khám hậu môn nhân tạo hoặc vừa phẫu thuật xong.
Trong những tình huống này, nhất là vào ban đêm, người bệnh cần phải dùng thuốc cấp tốc để xoa dịu tình tình. Để chống lại cơn đau trĩ cấp, có ba loại thuốc cơ bản. Những thuốc này là thuốc dùng tại chỗ nên ít khi gây ra tác dụng phụ hệ trọng. Lại rất dễ mua và dễ dùng.

Dùng thuốc như thế nào?
Thuốc giãn cơ vòng hậu môn: Có tác dụng chủ yếu vào cơ vòng hậu môn. Nó làm giãn cơ vòng, giảm co thắt, do đó các tổ chức tổn thương không bị đè ép và giảm ngay cơn đau. Thuốc rất có tác dụng. Có thể nói là ngay khi vừa dùng thuốc xong, chỉ khoảng 15 phút là người bệnh đã thấy dễ chịu ngay.
Điển hình của thuốc này là trimebutin (proctolog). Trimebutin là thuốc có tác dụng chủ yếu kháng muscarin, một phần có tác dụng giống như opioid, chất giảm đau trung ương đặc biệt mạnh và một phần có tác dụng giãn cơ thắt hậu môn. Ngoài tác dụng chính là kháng muscarin (giảm nhu động ruột), thuốc rất có tác dụng với cơ thắt hậu môn, làm cơ này giãn ra đúng như ý định điều trị.
Thuốc được điều chế dưới hai dạng là thuốc mỡ và thuốc đạn. Thuốc đạn dùng nhét vào hậu môn còn thuốc mỡ thì được bôi bên ngoài và bơm vào trong hậu môn. Dùng thuốc vào buổi tối hoặc ngay khi có cơn đau cấp tại hậu môn. Một ngày dùng không quá 2 lần hoặc không quá 2 viên đạn.
Thuốc phong bế thần kinh:  Có tác dụng vào khâu thần kinh cảm nhận. Hậu môn trực tràng là nơi rất giàu đầu mút của các sợi thần kinh cảm giác như cảm giác đau, cảm giác nóng, cảm giác lạnh. Một trong các thủ pháp làm giảm đau cấp là phong bế các đầu mút này, không cho chúng truyền cảm giác đau về thần kinh trung ương. Do đó, dù cơn đau là gì và do bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì thuốc đều có tác dụng. Chỉ có điều là thuốc không có tác dụng ức chế thần kinh mạnh nên những cơn đau mạnh quá thuốc chỉ làm giảm đau mà không thể cắt bỏ hoàn toàn.
Thuốc điển hình là dibucain, là một amino amid có tác dụng phong bế thần kinh tại chỗ. Nó có thể phong bế các thụ cảm thể đau, các thụ cảm thể nhiệt độ và xúc giác. Vì thế thuốc có tác dụng giảm đau, giảm kích ứng, có giá trị cho chuẩn bị thăm khám hậu môn trực tràng. Đây là một chế phẩm dược hỗn hợp với nhiều thành phần khác nhau trong đó có dibucain. Thuốc được bào chế dưới hai dạng là thuốc mỡ và thuốc đạn. Cách dùng giống như với protolog, lưu ý là không dùng quá 2 viên đạn hoặc bôi thuốc quá 2 lần trong ngày. Nếu chuẩn bị thăm khám, nên dùng trước 15 phút và chỉ ngay sát niêm mạc hậu môn tránh làm che lấp tổn thương.
Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm sự viêm nhiễm, giảm sự sưng phồng do tắc mạch trĩ và giảm sự nứt kẽ sâu hơn trong bệnh nứt kẽ hậu môn. Thuốc vừa có tác dụng giảm đau gián tiếp thông qua tác dụng chống viêm lại vừa có tác dụng điều trị. Khi sử dụng dạng thuốc mỡ cần lưu ý, thuốc không có tác dụng giảm đau trực tiếp nên phải mất một thời gian nhất định tác dụng giảm đau mới đạt được, thường thì phải sau 3-4 giờ tính từ khi dùng thuốc. Dùng thuốc sau khi đi vệ sinh.
BS. Lê Thanh Huyền
Theo SKĐS
nhận xét | | Đọc thêm...

Trẻ chậm phát triển trí tuệ - bệnh lý cần phát hiện sớm

Trẻ chậm phát triển tâm thần không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân nhưng biểu hiện chung là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính bẩm sinh, hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu khi hệ thần khinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc. Có thể phát hiện sớm ở những tuần lễ đầu tiên như không có nhu cầu ăn bú (có thể kéo dài vài tháng), trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc, chậm cười, chập phản ứng theo tiếng động, chậm phát triển về tâm vận động như lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói... chậm biết nhai. Trẻ chậm phát triển tâm thần thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ những tuần đầu. Tuy nhiên, có một số trẻ phát triển bình thường tới một tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) rồi mới biểu hiện chậm phát triển tâm thần. Ngược lại có trẻ có biểu hiện chậm phát triển về tâm vận động nhưng đến tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) lại phát triển nhanh đuổi kịp trẻ cùng tuổi. Do vậy, cần phải khám theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ thì mới có kết luận chính xác và đưa ra cách xử trí kịp thời.

Chậm phát triển trí tuệ có nhiều mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Ở những thể nặng chẩn đoán dễ dàng vì bệnh cảnh lâm sàng khá rõ nhưng can thiệp điều trị lại rất ít kết quả. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thể nặng và thể vừa đều có những biểu hiện kém về mặt tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong hoặc có những dị dạng cơ thể ở nhiều bộ phận. Rất may theo số liệu điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả thì chậm phát triển trí tuệ thể nặng chỉ chiếm 5%.


Ảnh minh họa

Còn chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ thể nhẹ thì khó vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng nên khó phân biệt nó với giới hạn bình thường nhưng nó lại chiếm tới hơn 80%. Ở mức độ nhẹ này việc can thiệp bằng giáo dục, huấn luyện có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, hòa nhập tốt hơn vào môi trường xã hội. Chính vì vậy, cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để có thể phục hồi sớm cho trẻ.

Có thể phát hiện sớm ở những tuần lễ đầu tiên như không có nhu cầu ăn bú (có thể kéo dài vài tháng), trẻ ít cựa quậy, ít hoặc không khóc, chậm cười, chập phản ứng theo tiếng động, chậm phát triển về tâm vận động như lẫy, ngồi, bò, đứng, đi, nói... chậm biết nhai. Trẻ chậm phát triển tâm thần thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ những tuần đầu.

Tuy nhiên, có một số trẻ phát triển bình thường tới một tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) rồi mới biểu hiện chậm phát triển tâm thần. Ngược lại, có trẻ có biểu hiện chậm phát triển về tâm vận động nhưng đến tuổi nào đó (thường trước 3 tuổi) lại phát triển nhanh đuổi kịp trẻ cùng tuổi. Do vậy, cần phải khám theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ thì mới có kết luận chính xác và đưa ra cách xử trí kịp thời.     

(  Bác sĩ THANH XUÂN)

Hỏi đáp - Phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ


Tôi có cháu trai 9 tuổi. Khi sinh cháu nặng 3,1kg, cháu ăn ngủ rất ngoan, ít khi quấy khóc. Nhưng nay tôi thấy cháu phát triển trí tuệ chậm hơn các trẻ cùng tuổi. Xin hỏi bằng cách nào để phát hiện sớm và điều trị như thế nào?
Phạm Thị Nga (Nghệ An)



Về điều trị: Trừ vài loại bệnh gây chậm phát triển tâm thần, có thể điều trị tốt nếu phát hiện sớm, còn đa số các loại khác, nhất là các trường hợp nặng khó có thể chữa khỏi. Do vậy việc phòng bệnh có vai trò đặc biệt như: tránh để ngạt khi đẻ, đẻ non, trẻ thiếu cân, các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, viêm não, màng não.       
(  Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh)

SKDS
nhận xét | | Đọc thêm...

Một số thảo dược tốt cho bệnh trĩ và táo bón

Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Y học cổ Trung quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ” (Thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh trĩ thường không nguy hiểm nhưng gây các triệu chứng rất khó chịu, như đau rát, ngứa, chảy máu, và đôi khi có thể tiến triển thành ung thư.

Trĩ là một bệnh của tĩnh mạch.Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thì thành tĩnh mạch bị giãn ra, những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở hậu môn thì được gọi là trĩ (lòi dom). Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là do táo bón lâu ngày tạo ra sức ép khiến các thành mạch ở búi tĩnh mạch hậu môn bị giãn và bị tổn thương kéo theo các viêm nhiễm, lâu ngày sẽ gây trĩ. Thói quen ăn uống ít chất xơ, rau quả cũng dễ gây táo bón và trĩ. Phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị trĩ do sức nặng của bào thai và chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Những người hay ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động cũng dễ bị trĩ.


Phòng chống bệnh trĩ và chứng táo bón: cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và rau quả tươi, uống nhiều nước. Các bác sĩ khuyên nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể có đủ nước. Nên tập thói quen đi cầu đều đặn vào mỗi giờ nhất định trong ngày để tránh táo bón, nhất là đối với trẻ em. Rửa sạch hậu môn bằng nước sạch sau khi đi cầu là một biện pháp hiệu quả để tránh tĩnh mạch bị viêm nhiễm. Với những người làm việc ở văn phòng, cần tích cực vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên.


Điều trị trĩ: Tây y chỉ chủ yếu sử dụng các thuốc đặt và các thuốc làm bền thành mạch (diosgenin, rutin...) để điều trị triệu chứng chứ chưa có thuốc điều trị trĩ đặc hiệu.

Từ ngàn đời nay, đông y đã có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo bón hiệu quả. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng Việt Nam đã dày công nghiên cứu về các thảo dược rất hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ:



Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành phần chính là Quercetin, một flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu Diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón rất tốt.


Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giảm đau, giúp chữa viêm loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….


Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có hoạt tính chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

Magiê có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây bệnh trĩ. Ngoài ra, Magiê còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
(24h.com.vn)
nhận xét | | Đọc thêm...

Chế độ dinh dưỡng chữa bệnh trĩ, táo bón


Trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch của các tổ chức tại hậu môn hoặc ở lối ra của trực tràng. Chúng là một trong nguyên nhân gây chảy máu trực tràng. 

Bệnh trĩ biểu hiện không rõ rệt. Người bệnh và thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất của bệnh trĩ là chảy máu. Lúc đầu, người bệnh chảy máu rất kín đáo, chỉ thấy một chút máu ở giấy vệ sinh hoặc phân. Lâu dần, phải rặn do táo bón, máu sẽ chảy thành giọt, có khi ngồi xổm hoặc đi lại nhiều cũng thấy máu chảy. Người mắc bệnh cảm giác vướng, đau ở vùng hậu môn, triệu chứng đau do tắc mạch ở búi trĩ có các cục máu đông nhỏ.

Người bệnh sẽ thấy ngứa hậu môn và quanh hậu môn. Trĩ nội lúc đầu còn ở bên trong hậu môn - trực tràng. Về sau, búi trĩ to lên và sa ra ngoài hậu môn, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện. Trĩ ngoại ảnh hưởng rất xấu tới khả năng sinh hoạt, lao động, người bệnh sợ không dám ăn vì sợ phải đại tiện nhiều lần. Một số trường trường hợp do chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu nặng (hồng cầu dưới 1.000.000/mm3, hematocrit dưới 10%).

Người mắc bệnh trĩ phải có những điều chỉnh trong sinh hoạt, nên hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn.

Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri…), tránh tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị táo bón, bệnh trĩ. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.

Thực phẩm bổ dưỡng dùng chất làm săn nhẹ da tại chỗ; flavonoid (như rutin) giúp tăng cường chức năng mao mạch, giảm suy yếu mao mạch và tĩnh mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. 

Người bệnh nên dùng kết hợp với Đương quy có tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, giúp chữa viêm loét mụn nhọt, có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón. Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ. Magie có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. 

Ngoài ra, người mắc bệnh nên kết hợp những chất trên cùng với Cao dấp cá. Ngay khi bắt đầu có triệu chứng nhẹ của trĩ nên điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung những chất cần thiết trên, khi đã mắc trĩ hoặc đã qua phẫu thuật cắt búi trĩ thì nên dùng thường xuyên, duy trì để co búi trĩ và ngăn ngừa tái phát. 
(theo VnExpress.net)
Theo đông y bệnh trĩ có nguyên nhân  Tạng Phế và Đại trường tương thông nhau mà hậu môn là của của Đại trường. Tạng Phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho đầu ruột lòi ra. Đại trường nóng cũng có thể thoát ra.

Sách ‘Tế Sinh Phương’ viết: “Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ”.
nhận xét | | Đọc thêm...

Bệnh Trĩ

BS. Dương Phước Hưng
Đại học Y Dược TP. HCM

1-Bệnh trĩ là gì?

Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ.

Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

2-Triệu chứng nào đưa bệnh nhân đến khám bệnh?

Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.

-Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

-Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

-Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

3-Lầm lẫn bệnh trĩ với các bệnh khác?

Do triệu chứng chính thường dẫn bệnh nhân đến khám là chảy máu, sa trĩ và đau là các triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nên dễ lầm lẫn nếu không đi khám. Với triệu chứng chảy máu có bệnh ung thư hậu môn trực tràng cũng cho triệu chứng giống như vậy, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ không đi khám đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được. Ngoài ung thư, hậu môn trực tràng có bệnh cũng cho dấu hiệu chảy máu như vậy là polype trực tràng, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc. Búi trĩ sa ra ngoài thường lầm với sa trực tràng, hai bệnh có cách điều trị khác nhau.

4-Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ?

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

-Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

-Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

-Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

-Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ  là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v…

-U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư  trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về  tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

5- Điều trị

Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống:

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

Uống nước đầy đủ.

Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

    - Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

 Điều trị bằng thủ thuật:

1-Chích xơ:

     Là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, người thực hiện thủ thuật phải là bác sĩ  có kinh nghiệm với kỹ thuật vững vàng mới cho kết quả tốt và tránh được các biến chứng. Mục đích chính của chích xơ là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc giúp giảm triệu chứng chảy máu.

Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2,

Trong kỹ thuật chích xơ cần chú ý một số việc:

- Sử dụng đúng loại kim: Kim dài, có ngạnh chặn ở gần đầu kim để tránh xuyên thấu sâu, nếu có kim gập góc thì rất tốt, ống chích chuyên dùng. Thuốc chích xơ thường dùng hiện nay là dầu phenol 26 và polidocanol.

-Vị trí chích là ở gốc búi trĩ, nằm trên đường lược và ở đáy búi trĩ.  Khối lượng thuốc bơm khoảng 3-5 ml, bom chậm, trong lúc bom thuốc nếu thấy chỗ chích đổi màu trắng là  chích vào lớp thượng bì, ngừng chích ngay vì sẽ gây biến chứng loét hoại tử sau chích. Vị trí chích thông thường là ở 4giờ , 7giờ và 11giờ.

-Biến chứng:

*Chảy máu chỗ chích: nếu phát hiện trong lúc chích dùng gạc đè vào, nếu không giảm dùng dụng cụ thắt trĩ bằng vòng cao su thắt vùng chảy máu.

*Chích vào tuyến tiền liệt: trong trường hợp chích quá sâu ở vị trí 11giờ-1giờ có thể gặp biến chứng bí tiểu, viêm mào tinh và tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, rò hậu môn âm đạo…

2-Thắt trĩ bằng vòng cao su:

Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2, một số tác giả áp dụng cho cả trĩ nội độ 3 nhưng kết quả giới hạn.

Thắt trĩ bằng vòng cao su đã được thực hiện từ thế kỷ 19 nhưng vì cột búi trĩ chung với cả da quanh hậu môn nên sau thắt rất đau, cho nên không được sử dụng rộng rải. Đến năm 1958 Blaisdell đã thành công với việc chỉ cột búi trĩ không có lẫn da và các mô chung quanh. Barron 1963 đã tạo ra dụng cụ để thắt trĩ với vòng cao su và sau đó với dụng cụ cải tiến của Mc Giveny đã đưa điều trị thắt trĩ với vòng cao su thành một phương pháp điều trị trĩ thành công và được lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp điều trị bằng thủ thuật.

Nguyên tắc chính của thắt vòng cao su là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc, do đó sẽ cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.

3-Quang đông hồng ngoại:

 Phương thức sử dụng nhiệt điều trị trĩ đã được thực hiện hàng trăm năm nay. Mục tiêu của phương pháp làm đông là làm cho mô bị đông lại bởi tác động của sức nóng, tạo nên sẹo xơ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định trĩ vào ống hậu môn. Với tia Laser, dòng điện cao tần cũng có tác động làm đông như tia hồng ngoại, nhưng sự chính xác về độ sâu xuyên thấu của tác động làm đông của 2 phương pháp này không chính xác bằng tia hồng ngoại với máy quang đông. Sự xuyên thấu mô của tia hồng ngoại được định trước bằng cách điều chỉnh tốc độ của tia và độ hội tụ chính xác trên lớp mô này. Máy quang đông hồng ngoại có lợi là không gây nhiễu các dụng cụ điện tử gắn trên người bệnh như máy điều hòa nhịp tim.

Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2. Phương pháp này có ưu điểm là không đau, an toàn, cầm máu rất hiệu quả nhưng có nhược điểm là máy khá đắt và thường phải làm thủ thuật nhiều lần.      

PHẪU THUẬT

Với các phát hiện về sinh bệnh học và giải phẫu học, từ thập niên 90 có các phương pháp phẫu thuật mới như khâu treo trĩ, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Các phương pháp phẫu thuật mới này dựa trên nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định mô trĩ vào ống hậu môn. Với các phương pháp phẫu thuật sau này, vùng phẫu thuật nằm trên cột Morgagni, là vùng không có các tiếp nhận cảm giác, do đó khi phẫu thuật vùng này có lợi điểm là không đau.

  

Hình 1 : Vị trí phẫu trường của 2 nhóm phẫu thuật

1-Nhóm phẫu thuật 1: gồm 2 nhóm phẫu thuật

a-Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc:


Phẫu thuật Whitehead: nguyên tắc là cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc có các búi tĩnh mạch trĩ, sau đó  kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn. Phương pháp này hiện nay hầu như không được sử dụng vì để lại nhiều biến chứng nặng nề như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ và rỉ dịch ở hậu môn. Nhưng vì tính chất triệt để của phẫu thuật nên nhiều tác giả vẫn sử dụng nguyên tắc của phẫu thuật này nhưng cải biên lại để làm giảm các biến chứng, ví dụ phẫu thuật Toupet.

b-Phẫu thuật cắt từng búi trĩ:

Nguyên tắc phẫu thuật này là cắt riêng biệt từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da-niêm mạc (cầu da niêm mạc). Nhóm phẫu thuật này gồm có  PT Milligan Morgan (1937), PT Ferguson (1959), PT Parks (1965), PT BV Việt Đức (Nguyễn Đình Hối, 1966).

Nhóm phẫu thuật này gồm2 nhóm chính là:

- Cắt trĩ mở: PT Milligan Morgan , PT Nguyễn Đình Hối

- Cắt trĩ kín:  PT Ferguson.

Nhóm phẫu thuật này tránh được các biến chứng của nhóm phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da, nhưng vẫn còn nhược điểm là đau sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.

2-Nhóm phẫu thuật 2:

Xuất phát từ các nhược điểm của nhóm phẫu thuật dưới cột Morgagni và các phát hiện mới về sinh bệnh học, từ thập niên 90, dựa trên nguyên tắc bảo tồn khối đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và thu nhỏ thể tích khối trĩ, một số phẫu thuật mới đã ra đời với nguyên tắc treo hậu môn như PT Longo, khâu treo trĩ bằng tay và nguyên tắc thu nhỏ thể tích khối trĩ như PT khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler.

Là phẫu thuật sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược 2-3 cm và khâu vòng bằng máy bấm. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn. Phương pháp này được ưa chuộng vì không đau, thời gian nằm viện ngắn, trả bệnh nhân về lao động sớm, nhược điểm này là chi phí cao, chưa được đánh giá đầy đủ về hiệu quả do thời gian theo dõi còn ngắn 15.


 Hình 1: Phẫu thuật Longo

b-Khâu treo trĩ bằng tay:

Đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo ở các nước đang phát triển do giá thành cao của PT Longo . PT này đã được Ahmed M Hussein, Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Trung Vinh, Nguyễn Trung Tín báo cáo ở các hội nghị. Phương pháp này cũng dựa trên nguyên tắc của phẫu thuật Longo là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ  lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm. Phương pháp này chỉ mới được báo cáo sau năm 2001.

c-Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler (hình 2):

   
Hình 2: Máy Moricorn và ống soi hậu môn có đầu dò siêu âm Doppler

Phương pháp này được Kazumasa Morinaga thực hiện lần đầu  năm 1995, với một dụng cụ có tên là Moricorn, là một máy gồm một đầu dò siêu âm Doppler gắn liền trong một ống soi hậu môn, qua dụng cụ này tác giả dò tìm 6 động mạch, là những nhánh tận của động mạch trực tràng trên, và các nhánh động mạch này được khâu cột ở vị trí trên đường lược 2cm.

Nguyên tắc của phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 2 và 3, ưu điểm của phương pháp này là không đau và bảo tồn được đệm hậu môn.

Cả ba phương pháp này không giải quyết được các trường hợp trĩ nội tắc mạch và các trường hợp có mẫu da thừa lớn.

Chỉ định điều trị:

-Trĩ có thể là bệnh, có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Chỉ được phẫu thuật khi là trĩ bệnh . Một sai lầm thường mắc phải là cắt trĩ cho một bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Có thể trĩ là triệu chứng của ung thư trực tràng, có thể là ung thư trực tràng xuất hiện trên một bệnh nhân có trĩ đã lâu. Vì vậy, trước khi mổ phải khẳng định không có các thương tổn thực thể khác ở vùng hậu môn trực tràng.

-Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.

-Chỉ định mổ áp dụng cho trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ có huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng.

-Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.

-Trĩ nội:

- Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.

- Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

- Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

- Độ 4: cắt trĩ.

- Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.

Nguồn: medinet.hochiminhcity.gov.vn

nhận xét | | Đọc thêm...

Cách xử lý nhanh khi bị bỏng

Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần một sơ suất nhỏ hay một phút bất cẩn cũng có thể gây ra bỏng. Có nhiều cấp độ gây bỏng. Tùy từng mức độ nặng nhẹ. Để có cách xử trí kịp thời, tránh làm thương tổn nặng cho người bệnh.
Các cấp độ bỏng
Theo TS. Nguyễn Như Lâm - Viện Bỏng Quốc gia thì, có nhiều cấp độ bỏng khác nhau nhưng dù ở mức độ nào cũng nên ngâm ngay vết thương vào nước lạnh sạch vì nước lạnh có tác dụng làm mát vết thương và làm loãng các chất độc nếu như bạn bị bỏng vôi, dầu...
Bỏng được chia làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Vùng da đỏ, đau rát giống như bị cháy nắng, một vài hôm sẽ khỏi không để lại vết sẹo.
Cấp độ 2: Cao hơn, xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước, ở cấp độ này lại chia làm 2 mức:
- Mức 1: Là bỏng với diện tích nhỏ (một phần da) chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo, nếu bỏng ở mức này bị ở vùng mặt, háng, mông, nơi da gấp thì tốt nhất nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
- Mức 2: Cũng có thể coi là bỏng nặng, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu và uốn ván, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại những biến chứng về hình dạng như: sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng.
Cấp độ 3: Nguy hiểm hơn, vết bỏng ngấm sâu vào trong, qua lớp da lan đến lớp cơ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó, nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để cấp cứu kịp thời.



Phương pháp sơ cứu khẩn cấp
Cũng theo bác sĩ Lâm, khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu này cũng không được làm bừa, mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.
Những trường hợp bỏng nhẹ có thể sơ cứu tại nhà, theo kinh nghiệm dân gian thường bôi nước mắm, xát muối, kem đánh răng, trườm đá... Nhưng, trên thực tế đây lại là phương pháp hoàn toàn phản khoa học vì làm bệnh nhân đau đớn hơn.
Khi bị bỏng, bạn nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.
Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi... thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp... do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.
Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử lý ban đầu, nếu xử lý sớm và đúng cách sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.
(Nguồn: xaluan)

nhận xét | | Đọc thêm...

Hội chứng đau vai gáy - Phòng hơn chữa

Có rất nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày thậm chí trong nhiều tháng... Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Vì sao vai gáy bị đau ?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thông thường nhất có thể kể đến như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi... Ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm,... làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt. Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.

Người bệnh đau mỏi, khó chịu 



Các biểu hiện của hội chứng đau vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.
Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém,... ảnh hưởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao động.

Bệnh có chữa được không?

Người bị hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy khi đi khám nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán,... hoặc dùng vật lý trị liệu, xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu,.... tại các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau.
Các thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu, điện xung, sóng ngắn, siêu âm trị liệu, kéo dãn cột sống cổ, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động cột sống cổ cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Thay đổi tư thế làm việc để phòng ngừa đau vai gáy.



Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Cần chú ý không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu. Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
Không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc, nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.
Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.
Ngoài ra người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; Vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần; Tránh căng thẳng; Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng được bệnh.
(theo: suckhoedoisong.vn)


nhận xét | | Đọc thêm...

Lý do khiến chị em thường xuyên bị viêm niệu đạo

Sở dĩ nữ giới dễ bị viêm niệu đạo là vì cấu tạo niệu đạo ở nữ giới tương đối đặc biệt. Niệu đạo ở nữ giới rộng và ngắn hơn so với nam giới nên rất dễ bị viêm nhiễm.

Em năm nay 27 tuổi, đã kết hôn. Trước đây, khi chưa kết hôn em rất ít khi gặp rắc rối liên quan đến chuyện tiểu tiện. Từ khi kết hôn (đã được 6 tháng), em liên tục bị đau buốt khi đi tiểu, nhiều lần nước tiểu còn có màu vàng đậm. Em đi khám thì bác sĩ chẩn đoán em bị viêm niệu đạo.

Mặc dù chỉ dùng thuốc vài ba ngày là khỏi nhưng em liên tục bị tái phát. Bạn em cũng có một vài người thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm niệu đạo. Em cũng nghe bác sĩ nói phụ nữ thì dễ bị bệnh này hơn so với nam giới. Xin hỏi bác sĩ, tại sao lại như vậy? Và bệnh có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không? (Lan Thu)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Lan Thu thân mến,

Đúng là phụ nữ rất dễ biị các bệnh liên quan đến tiết niệu hơn nam giới. Sở dĩ như vậy là vì cấu tạo niệu đạo ở nữ giới tương đối đặc biệt. Đường niệu đạo ở nữ giới rộng và ngắn hơn so với nam giới nên rất dễ bị viêm nhiễm. 

Viêm niệu đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Những nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới là:


Ảnh minh họa

- Lỗ niệu đạo của nữ giới gần với âm đạo và hậu môn. Xung quanh âm đạo hay hậu môn đều có một lượng lớn vi khuẩn nên số vi khuẩn "di cư" sang lỗ niệu đạo và gây viêm nhiễm cũng nhiều hơn.

- Niệu đạo của nữ giới ngắn và rộng hơn nam giới, nên vi  khuẩn dễ dàng xâm nhập. 

- Có một số phụ nữ có thói quen nhịn tiểu, gây ra 2 hậu quả là: Thứ nhất, nước tiểu được chứa lâu trong bàng quang làm cho một số vi khuẩn bên trong bàng quang càng có nhiều thời gian sinh sôi và tấn công các cơ quan khác quanh đó. Thứ hai, bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên trên đến ống dẫn niệu, nếu vi khuẩn đã tấn công sẽ rất dễ xâm nhập lên trên dẫn đến viêm bể thận.

- Ttrong thời kỳ mang thai, tử cung nở to sẽ đè lên bàng quang và ống dẫn niệu. Sự thay đổi nội tiết cũng khiến ống dẫn niệu nở ra, co bóp chậm lại, làm cho nước tiểu chảy chậm. Đây chính là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh.

Sau khi bị viêm niệu đạo, chị em thường có biểu hiện như lỗ niệu đạo sưng đỏ, bên ngoài còn có dịch hoặc dịch mủ. Một số chị em còn có biểu hiện là dịch âm đạo tiết ra nhiều, dạng mủ, nhớt... hoặc ngứa ngoài âm đạo.

Thông thường, viêm niệu đạo không có biểu hiện sốt, nhưng có thể có biểu hiện như đi tiểu thấy đau, căng tiểu, tiểu dắt, nước tiểu đục, muốn đi tiểu liên tục, đôi khi còn đau sang cả bụng dưới hoặc phần giữa bộ phận sinh dục và hậu môn, có bệnh nhân nước tiểu đục còn lẫn máu... 

Nếu viêm niệu đạo mãn tính dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ có biểu hiện ớn lạnh, đau lưng, nước tiểu có vi khuẩn, có những bệnh nhân còn có biểu hiện về đường tiêu hóa như ăn không ngon…

Nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh do vòi dẫn trứng bị tắc. Có những trường hợp có thể gây nên viêm khớp, lúc mẹ bị nhiễm bệnh sang con dễ bị viêm kết mạc.

Chính vì vậy, bạn nên đi khám đều đặn và tuân thủ chỉ định điều trị bệnh của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh tái phát và không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Theo Afamily
nhận xét | | Đọc thêm...
 
Design Template by trị bệnh | Support by i xinh | Thiên Long Mobile Powered by Blogger